Đồ gốm Nhữ
Đồ gốm Nhữ

Đồ gốm Nhữ

Đồ gốm Nhữ hay Nhữ diêu (汝窯) là một loại đồ gốm Trung Quốc nổi tiếng và rất hiếm, được sản xuất dưới thời nhà Tống, với loại Nhữ quan diêu (汝官窯) được sản xuất cho triều đình trong một khoảng thời gian ngắn khoảng 20-40 năm xung quanh năm 1100. Hiện nay tồn tại chưa tới 100 hiện vật hoàn hảo, mặc dù có những hiện vật mô phỏng muộn hơn không hoàn toàn trùng khớp với các hiện vật gốc. Phần lớn các hiện vật có màu men lam "trứng ngỗng" nhạt khác biệt, giống như "màu thiên thanh trong khoảng trống giữa các đám mây sau cơn mưa" (雨過天青雲破處) theo các học giả nghiên cứu gốm sứ cổ.[1][2][3] (Mô tả này cũng có thể được áp dụng cho loại đồ gốm thậm chí còn hiếm hơn và có lẽ chỉ là huyền thoại, là đồ gốm Sài (柴窯, Sài diêu) trong thế kỷ 10,[4][5]) và nói chung không được trang trí, dù màu sắc của chúng thay đổi và đạt tới mức như màu xanh lục men ngọc.[2][3] Các hiện vật bao gồm đĩa, có lẽ được dùng để rửa bút, cốc, chén, bát, tráp, hộp, bình rượu, chậu, chậu thủy tiên, các loại bình nhỏ và lư hương. Chúng có thể được coi là một dạng cụ thể của đồ gốm men ngọc.[2][3][6][7]Đồ gốm Nhữ là một trong Ngũ đại danh diêu được các học giả Trung Quốc sau này ghi nhận. Các vật gốm này được dành cho triều đình, theo Chu Huy (1126-1198) thời Nam Tống thì triều đình cấm nung đồ gốm Nhữ trong dân chúng,[8] và chỉ những gì hoàng cung từ chối mới được bán ra bên ngoài.[9] Chu Huy cũng viết rằng men của đồ gốm Nhữ có chứa mã não,[8] và khi các địa điểm lò nung được xác định vị trí trong những thập niên gần đây, chúng thực sự rất gần với địa điểm khai thác mã não, chủ yếu bao gồm silica, một thành phần thông thường của men gốm. Tuy nhiên, hiện nay các chuyên gia đã giảm trừ bất kỳ ảnh hưởng nào của mã não trong việc đạt được màu men gốm Nhữ.[3][10] Màu ánh lam có thể là do sắt oxit hòa tan với lượng rất nhỏ titan dioxit.[11]Đồ gốm Nhữ có lẽ là "đồ gốm quan" đầu tiên được triều đình đặc biệt đặt mua.[12] Một trong những công việc thông thường của quan viên nội cung dường như là xem xét lượng lớn "các đồ sứ cống tiến" do các tỉnh làm đồ gốm cống tiến cho triều đình như một hình thức thuế. Họ giữ lại những gì vua và nội cung muốn và phân phối phần còn lại dưới dạng quà tặng xa hoa của vua cho các quan viên, các đền miếu và các vị vua ngoại quốc, và có lẽ cũng đem bán một số ra bên ngoài.[13][14] Việc sản xuất kết thúc khi các lò nung gốm bị đội quân của nhà Kim xâm lược và lật đổ triều đại Bắc Tống cuối thập niên 1120 (hoặc một thời gian ngắn trước đó) chiếm đóng, nhưng đồ gốm Nhữ vẫn nổi tiếng và được săn đón nhiều.

Đồ gốm Nhữ

Phồn thể 汝窯
Phiên âmTiếng Hán tiêu chuẩnBính âm Hán ngữWade–Giles
Phiên âm
Tiếng Hán tiêu chuẩn
Bính âm Hán ngữRǔ yáo
Wade–GilesJu3 yao2
Nghĩa đen Đồ gốm Nhữ
Bính âm Hán ngữ Rǔ yáo
Wade–Giles Ju3 yao2
Giản thể 汝窑

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Đồ gốm Nhữ http://www.alaintruong.com/archives/2015/08/09/324... http://wp.ocs-london.com/wp-content/uploads/2015/1... http://www.sothebys.com/en/auctions/2012/ru-hk0367... http://www.sothebys.com/en/news-video/videos/2017/... http://www.theartnewspaper.com/news/rare-ru-bowl-d... http://english.chnmus.net/Collections/2011-07/06/c... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o... http://www.britishmuseum.org/research/collection_o...